Phân loại Đại_học_(Việt_Nam)

Hiện nay có ba loại đại học, bao gồm đại học quốc gia, đại học vùng và đại học theo lĩnh vực (còn gọi là đại học tương đương vùng).[6]

Đại học quốc gia

Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển, có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.[7]

Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia.[7]

Hiện tồn tại hai đại học quốc gia, bao gồm Đại học Quốc gia Hà NộiĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại học vùng

Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc đại học vùng, tổ chức theo hai cấp, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền và cả nước.[8]

Đại học vùng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi đại học vùng đặt trụ sở trong các lĩnh vực được phân công theo quy định của của pháp luật; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.[8]

Hiện tồn tại ba đại học vùng, bao gồm Đại học Đà Nẵng, Đại học HuếĐại học Thái Nguyên.

Đại học theo lĩnh vực

Hiện nay, một số trường đại học tại Việt Nam đã và đang xây dựng đề án tái cơ cấu, chuyển đổi sang mô hình đại học nhằm mở rộng quy mô đào tạo và hoạt động theo từng lĩnh vực nhất định.[9][10][lower-alpha 1]

Trong đó các đại học theo lĩnh vực này chủ trương chỉ thành lập các đơn vị trực thuộc (trường, khoa, viện đào tạo, viện nghiên cứu) mà không thành lập các trường đại học thành viên như các đại học đa lĩnh vực (đại học quốc gia và đại học vùng). Đại học Bách khoa Hà Nội sau khi sinh viên ra trường thì chỉ nhận 01 bằng tốt nghiệp do Giám đốc Đại học ký mà không phải do các Thủ trưởng của các đơn vị trực thuộc. Với mục tiêu, "Một Bách khoa Hà Nội". Phân quyền, phân nhiệm vụ nhưng tránh phân ly, phân mảnh.

Hiện tồn tại hai đại học theo lĩnh vực, bao gồm Đại học Bách khoa Hà NộiĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_học_(Việt_Nam) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-G... https://web.archive.org/web/20110719093638/http://... http://www.vnu.edu.vn/dhqg/contents/index.php?ID=6... http://www.vnuhcm.edu.vn/tongquan/index.htm https://vtc.vn/dai-hoc-va-truong-dai-hoc-khac-nhau... https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-mo... https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/341A5... https://dangcongsan.vn/giao-duc/chuyen-truong-dai-... https://thanhphohaiphong.gov.vn/chinh-thuc-chuyen-... https://thanhnien.vn/dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-khac...